Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2017

BẢO TỒN NỀN ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC

Hình ảnh
Nhạc cổ truyền hay dòng nhạc dân tộc được coi là dòng chảy từ ngàn xưa lưu truyền cho đến nay. Ngay từ thời cổ, cư dân Việt Nam đã sáng tạo và coi âm nhạc như một nhu cầu tinh thần không thể thiếu.       Chính quan niệm này mà nối tiếp quá trình phát triển lịch sử người dân Việt Nam đã tự sáng tạo ra những điệu nhạc, những khí cụ với nhiều thể loại khác nhau. Mỗi làn điệu, mỗi nhạc cụ lại mang một thông điệp nhưng tựu trung lại vẫn là những tâm tư, khát vọng, bộc lộ những tình cảm cổ vũ tinh thần mọi người để có sức mạnh trong lao động, chiến đấu và còn để giáo dục con cháu về truyền thống của cha ông, của dân tộc.       Theo thống kê của Viện Âm nhạc , hiện nay nước ta có hơn 17 nghìn bài dân ca, gần 9 nghìn bài dân nhạc của 54 dân tộc, 75 vở diễn sân khấu và diễn xướng dân gian, do 1.848 nghệ nhân hát và đàn. Trong đó nhạc đàn có 803 thể loại, nhạc hát có 1.045 thể loại.  Con số này đã nói lên sự phong phú cũ...

Đàn Nguyệt dân tộc Việt Nam

Hình ảnh
Đàn Nguyệt (Nguyệt Cầm) , trong miền Nam còn gọi là  Đờn Kìm, Vọng Nguyệt Cầm ,  hay  Quân Tử Cầm  là nhạc cụ dây gảy của dân tộc Việt. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng được gọi là “Đàn Nguyệt”. Theo sách xưa, đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây. Sách của Phạm Đình Hổ ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 18. Đàn Nguyệt là cây đàn rất phổ biến dùng để độc tấu, hòa tấu với nhiều ngón chơi độc đáo như ngón nhấn, ngón vê, ngón luyến… Màu âm đàn Nguyệt tươi sáng, rộn ràng, tình cảm, đa dạng trong diễn tả các trạng thái cảm xúc âm nhạc. Đàn Nguyệt được sử dụng trong hát Chèo, Chầu Văn, Ca Huế, Đờn Ca Tài Tử và Cải Lương… Đàn nguyệt có những bộ phận chính như sau: –  Bầu vang : Bộ phận hình tròn ống dẹt, đường kính mặt bầu 30 cm, thành bầu 6 cm. Nền mặt bầu vang có bộ phận nằm phía dưới gọi là ngựa đàn (cái thú) dùng để mắc dây. Bầu vang không có lỗ thoát âm. –  Cần đàn  (hay  Dọc đàn ): làm bằng g...